Các nước tham chiến và hậu quả Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai

Sự đóng góp của các quốc gia

Quân số và sản lượng vũ khí của các nước tham chiến: (Thống kê hiện tại vẫn chưa đầy đủ)

Quốc giaXe tăng, pháo tự hànhXe thiết giápxe vận tảiĐại bácSúng cốiSúng máyQuân số
Đế chế Anh và các thuộc địa
(Ấn Độ, Úc, Miến Điện, Ireland...)
47.86247.4201.475.521226.113239.5401.090.41014.247.343
(gồm 7.602.718 người Anh)
Hoa Kỳ108.410Không rõ2.382.311257.390105.0552.679.84012.400.000
Liên Xô119.769Không rõ197.100516.648200.3007.477.400[141]34.401.807
PhápVài trămVài trămVài nghìnKhông rõKhông rõKhông rõGần 2,5 triệu
(phần lớn đầu hàng từ giữa 1940)
Trung Quốc000Không rõKhông rõKhông rõGần 10 triệu
Các nước khácVài trăm nghìn
Tổng số của Đồng Minh270.041+Hàng trăm nghìn4.054.932+1.000.151+544.895+11.247.650+Khoảng 75 triệu
Đức và các vùng Đức chiếm đóng67.429345.914159.14773.484674.2801.000.730
(chưa kể 1,5 triệu súng tiểu liên)
21.449.535
Hungary908447Không rõ4.583Không rõ
Romania91251Không rõ2.800Không rõ10.000Không rõ
Italia3.368Không rõ83.0007.20022.000Không rõ4.065.000
(phần lớn đã đầu hàng từ giữa 1943)
Nhật Bản và các vùng Nhật chiếm đóng4.524Không rõ165.94513.35029.000380.000Khoảng 9 triệu
Các nước khácKhông rõ
Tổng số của Phe Trục76.320+346.165+408.092+97.281+725.280+2.895.313+Khoảng 35 triệu

Xét về sản lượng vũ khí, Liên Xô là nước sản xuất nhiều vũ khí lục quân nhất trong thế chiến 2 (bao gồm xe tăng, đại bác, súng cối, súng máy, đạn pháo...), còn Mỹ là nước sản xuất nhiều máy bay và tàu chiến nhất trong Thế chiến 2.

Xét về nhân lực, Liên Xô là nước có đóng góp lớn nhất, chiếm gần 50% quân số của toàn bộ khối Đồng minh. Trong toàn cuộc chiến, Liên Xô huy động được 34,4 triệu quân nhân, số quân này còn lớn hơn tổng quân số của cả khối phát xít cộng lại. Trong khi đó, Mỹ huy động 12,4 triệu quân nhân, Vương quốc Anh (và các thuộc địa của Anh) huy động 14,25 triệu quân nhân, Trung Quốc huy động gần 10 triệu quân nhân.

Số sư đoàn của những nước tham chiến:

Quốc gia1939194019411942194319441945Kết thúc chiến tranh
Pháp8610500571414
Đức78189235261327347319375
Anh934353839373131
Ý6736489862910
Ba Lan432222555
Romania1128333133322424
Liên Xô194200220250350400488491
Mỹ824397695949494

Số sư đoàn của Đức đóng tại các mặt trận:

Mặt trậnĐầu 19416/19426/19436/1944
Liên Xô34171179157
Pháp, Bỉ và Hà Lan38274256
Na Uy, Phần Lan13161616
Vùng Balkans781720
Italy00022
Đan Mạch1123
Bắc Phi2300

Trong giai đoạn 1941-1943, hầu hết các sư đoàn Đức được bố trí tại mặt trận Liên Xô. Từ giữa năm 1943, khi quân Anh-Mỹ đổ bộ lên Ý và sau đó là Pháp, quân Đức phải chia bớt lực lượng cho mặt trận Tây Âu, nhưng vẫn bố trí 2/3 số sư đoàn tại mặt trận Liên Xô.

Khối Đồng Minh

Ở mặt trận châu Âu, nước Đồng Minh tham chiến chủ yếu là Liên Xô, nơi mà phe Trục tập trung 80% binh lực cho mặt trận này. Từ tháng 7 năm 1944, quân Mỹ-Anh đổ bộ lên Tây Âu, mở mặt trận thứ 2 ở phía Tây Âu, nhưng phe Trục cũng chỉ dành ra 1/3 lực lượng để tác chiến ở mặt trận này. Ngoài ra, so với Liên Xô, Mỹ-Anh có điểm thuận lợi hơn: lãnh thổ của họ không bị lục quân đối phương tấn công (do được ngăn cách với Đức bởi đại dương), nên họ có thể sản xuất vũ khí một cách tương đối an toàn, trong khi Liên Xô phải sơ tán hàng loạt nhà máy ngay từ đầu chiến tranh để tránh lọt vào tay quân Đức. Như vậy, trong các nước Đồng Minh, Liên Xô phải gánh chịu áp lực chiến tranh nặng nề nhất.

Nước Anh thì không bị lực lượng trên bộ của Đức tấn công, nhưng đây là một quốc đảo có diện tích nhỏ, phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên được chở đến bằng đường biển, nhưng đường biển lại thường xuyên bị tàu ngầm Đức đánh phá. Ngoài ra, quy mô nền công nghiệp và tiềm lực dân số của Anh đều nhỏ hơn so với Mỹ và Liên Xô. Trung Quốc cũng là một nước đồng minh quan trọng, có dân số và diện tích rất lớn, nhưng khi đó nước này vẫn còn đang trong tình trạng lạc hậu, quy mô công nghiệp nhỏ, sản lượng vũ khí thấp. Nhiều lãnh thổ và thành phố quan trọng của Trung Quốc cũng đã bị Nhật đánh chiếm.

Trong 3 nước Đồng Minh chủ chốt (Mỹ, Anh, Liên Xô), chỉ đó Mỹ là có lãnh thổ an toàn bởi nằm cách xa chiến trường, không hề bị đối phương đánh phá, Mỹ cũng không phải huy động hầu hết nam giới ra mặt trận như Anh, Liên Xô. Vì vậy, Mỹ có thể rảnh tay sản xuất vũ khí trong những điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều các nước đồng minh khác. Để giảm bớt gánh nặng cho đồng minh, Mỹ thực hiện chương trình "Lend-lease" (cho vay - cho thuê). Đúng như tên gọi của chương trình này, đây không phải là viện trợ miễn phí, mà thực tế là Mỹ sẽ chuyển hàng hóa cho các nước đồng minh, đổi lại thì các nước này phải hoàn trả tiền cho Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc (tức là bán vũ khí trước - thu tiền sau). Trong chương trình này, 50,1 tỷ USD (tương đương 543 tỷ đô la thời giá năm 2016, hoặc 11% ngân sách chiến tranh của Mỹ trong thế chiến 2) đã được cung cấp cho các nước đồng minh[142]. Trong số đó, 31,4 tỷ đôla đã được chuyển cho Liên hiệp Vương quốc Anh, 11 tỷ đôla cho Liên Xô, 3,2 tỷ đôla cho Pháp, 1,63 tỷ đôla cho Trung Quốc và 2,6 tỷ đô la còn lại cho các đồng minh khác[143]. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng nhận được "Lend-lease ngược", tức là việc các nước đồng minh cung cấp thiết bị, tài nguyên và dịch vụ cho Hoa Kỳ. Gần 8 tỷ đôla (tương đương với 124 tỷ đôla ngày nay) những hàng hóa gồm vật liệu chiến tranh, tài nguyên thiên nhiên đã được cung cấp cho các lực lượng Hoa Kỳ bởi các nước đồng minh, 90% số tiền này đến từ Đế quốc Anh[144]. Ngoài ra, thông qua "Lend-lease", Mỹ còn thu được những lợi ích khác không thể tính bằng tiền: nước Anh phải trao cho Mỹ một số lãnh thổ thuộc địa, các nước đồng minh phải chuyển giao cho Mỹ một số công nghệ mật như radar, ngư lôi, máy giải mật mã, phi cơ, công nghệ hạt nhân... Liên Xô cũng đã cung cấp 300.000 tấn crôm và 32.000 tấn quặng mangan, cũng như nhiều chuyến tàu chở gỗ, vàng và bạch kim cho Hoa Kỳ. Trong chiến tranh, Liên Xô đã cung cấp một số lượng lớn các lô hàng khoáng sản quý hiếm (vàngbạch kim) cho Kho bạc Hoa Kỳ như một hình thức trả nợ không dùng tiền mặt cho Lend-lease.

Trong quá trình chiến tranh, Liên Xô đã nhận được khoảng 17,5 triệu tấn hàng hóa của Mỹ-Anh (trong đó bao gồm 4.478.116 tấn thực phẩm (thịt đóng hộp, đường, bột, muối, v.v.) và 2.670.371 tấn sản phẩm xăng dầu), tương đương 11 tỷ USD (thời giá 1941-1945). Tính theo năm: 1941: 360.800 tấn, 1942: 2.453.000 tấn, 1943: 4.795.000 tấn, 1944: 6.218.000 tấn, 1945: 3.674.000 tấn. Một số quan điểm cho rằng Phương Tây đã thổi phồng quá mức vai trò của khoản viện trợ cho Liên Xô. Tổng giá trị viện trợ chỉ bằng 4% tổng lượng sản xuất của Liên Xô trong những năm chiến tranh (trong khi Liên Xô phải chống đỡ 70% binh lực của Đức và chư hầu). Do vậy, những quan điểm này đã cho rằng viện trợ lend-lease đóng góp không đáng kể vào chiến thắng của các lực lượng vũ trang Xô viết. Ngoài ra, viện trợ trong năm 1941 (khi Liên Xô đang cần nhất) lại khá nhỏ giọt, trong khi tới 56,5% giá trị viện trợ lend-lease chỉ đến Liên Xô vào năm cuối cùng của cuộc chiến tranh (từ tháng 1/1944 tới tháng 5/1945)[145], khi đó mức sản xuất của Liên Xô đã vượt xa Đức nhiều lần.

Nhà ngoại giao Vyacheslav Molotov tuyên bố năm 1945 rằng "đất nước ta đã cung cấp tất cả các yếu tố cần thiết cho quân đội anh hùng của chúng ta". Các nhà sử học khác như Roger Munting đã lập luận rằng sự viện trợ của Đồng minh (Lend-Lease) không bao giờ chiếm hơn 4% sản lượng công nghiệp thời chiến của Liên Xô[146] Các số liệu cho thấy vũ khí Lend-Lease chỉ cung cấp một đóng góp nhỏ cho nỗ lực chiến tranh của Liên Xô (chiếm chưa đầy 2% pháo binh, 12% số máy bay, 10% số xe tăng mà Liên Xô sử dụng)[147]

Harry Lloyd Hopkins, cố vấn của Tổng thống Roosevelt, nhận định: “Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng sự giúp đỡ của chúng ta dưới hình thức lend-lease là yếu tố chính trong thắng lợi của Liên Xô trước Hitler ở mặt trận phía đông. Chiến thắng đó đạt được bằng sự dũng cảm và máu của quân đội Nga”. Nhà sử học Mỹ George C. Herring thẳng thắn hơn: “Lend-lease không phải là hành động vô tư. Đây là một hành động có tính toán, vị kỷ và người Mỹ luôn hình dung rõ ràng những món lợi mà họ có thể thu được từ hành động đó”. Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã khẳng định rằng việc giúp đỡ Liên Xô cũng chính là vì lợi ích của Mỹ, bởi nếu Liên Xô thất bại thì chính Mỹ sẽ là mục tiêu kế tiếp, Roosevelt so sánh rằng "một vòi cứu hỏa nên được trao cho một người hàng xóm để ngăn chặn lửa cháy lan đến nhà riêng của chính mình". Thực tế viện trợ của Mỹ không phải là sự ban tặng, bản thân tên gọi của nó ("Lend-lease", nghĩa là "cho vay - cho thuê") đã cho thấy nó vẫn là một dạng hợp đồng "bán vũ khí - trả tiền sau" chứ không phải là cho không. Trong và sau chiến tranh, Liên Xô đã phải trả nợ (tính kèm lãi suất) cho những hàng hóa, vũ khí mà Mỹ đã viện trợ cho họ, hình thức trả nợ gồm nhiều tàu chở kim loại quý như bạch kim trị giá hàng tỷ USD. Mỹ là nước duy nhất trong khối Đồng minh hầu như không bị tàn phá mà còn thu được những nguồn lợi kinh tế khổng lồ từ cuộc chiến tranh[148].

Một số ý kiến khác lại khẳng định rằng Lend-Lease thực sự có ý nghĩa rất lớn trong chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã. Vào thời điểm ấy việc vận chuyển vũ khí và nhu yếu phẩm của Liên Xô phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động vận tải đường sắt, nhưng Liên Xô đã chấm dứt sản xuất các thiết bị vận tải đường sắt kể từ năm 1941 để chuyển sang sản xuất xe tăng. Lend-Lease đã cung cấp 92% tổng số các thiết bị đường sắt cho Liên Xô[149][150][151] bao gồm 1,911 đầu máy xe lửa và 11,225 toa tàu lửa. Bốn trăm ngàn xe vận tải do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Liên Xô giai đoạn này, bao gồm cả những dòng xe như Dodge hay Studebaker, đã hỗ trợ to lớn về hậu cần cho binh lính Hồng quân. Vào năm 1945, gần 1/3 lực lượng xe tải vận chuyển của quân Liên Xô trên chiến trường được sản xuất ở Mỹ. Từ năm 1942, đa số các bệ phóng tên lửa Katyusha của Hồng quân đều được lắp đặt trên những chiếc xe tải do Mỹ viện trợ, đem lại hiệu quả chiến đấu cao hơn so với những chiếc xe tải của Liên Xô sản xuất [152]. Các nước Đồng minh cũng đã cung cấp 2,586 triệu tấn nhiên liệu máy bay cho không quân Liên Xô, gấp 1,4 lần so với lượng nhiên liệu máy bay mà Liên Xô tự sản xuất được trong toàn bộ cuộc chiến tranh.[149] Mỹ còn viện trợ một số lượng lớn các phương tiện liên lạc, thức ăn đóng hộp và quần áo cho Liên Xô trong cuộc chiến[153]. Joseph Stalin tại hội nghị Tehran đã công nhận: "Nếu không có nền công nghiệp sản xuất của Mỹ, phe Đồng minh có lẽ sẽ không bao giờ thắng được cuộc chiến này"[154][155]. Trong một buổi tiệc mừng sinh nhật thủ tướng Anh Churchill tại Teheran, Stalin cũng đã nói rằng: "Thứ quan trọng nhất trong cuộc chiến này chính là máy móc. Hoa Kỳ đã chứng minh rằng họ có thể sản xuất được từ 8.000 đến 10.000 máy bay mỗi tháng. Trong khi đó nước Nga chỉ có thể sản xuất được nhiều nhất là 3.000 máy bay mỗi tháng. Anh Quốc cũng chỉ sản xuất được từ 3.000 đến 3.500 máy bay mỗi tháng, chủ yếu là máy bay ném bom hạng nặng. Bởi thế, Hoa Kỳ chính là đất nước của những cỗ máy. Nếu không có những cỗ máy đó, thông qua Lend-Lease, chúng ta sẽ thua cuộc chiến này" [156]. Nguyên soái Liên Xô Georgi Konstantinovich Zhukov trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 1963 rằng: "nếu không có nguồn viện trợ này chúng tôi đã không thể trang bị cho quân đội để dự trữ hoặc thậm chí không thể tiếp tục cuộc chiến tranh... Chúng tôi không có thuốc nổ và thuốc súng... Người Mỹ thực sự đã cứu chúng tôi bằng thuốc súng và thuốc nổ của họ. Chưa kể vô số những tấm thép mà họ đã gửi cho chúng tôi! Làm sao chúng tôi có thể sản xuất được xe tăng vào thời điểm đó nếu không có thép của người Mỹ? Ngày nay bọn họ cứ làm như chúng tôi có thể tự sản xuất được tất cả những thứ đó vậy. Không có xe vận tải của Mỹ, chúng tôi sẽ không có gì để lắp đặt những khẩu pháo của chúng tôi''"[157][158]. Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev về sau viết trong cuốn hồi ký của ông: "Đầu tiên, tôi muốn nói về một số nhận xét mà Stalin đã đưa ra và lặp đi lặp lại nhiều lần khi chúng tôi "tự do thảo luận" với nhau. Ông ấy [Stalin] đã nói thẳng thừng rằng nếu Hoa Kỳ không giúp đỡ chúng ta [Liên Xô], chúng ta sẽ không thể giành được chiến thắng. Nếu chúng ta phải một mình chiến đấu với Đức Quốc xã, chúng ta đã không thể chống đỡ nổi sức mạnh của quân Đức, và chúng ta chắc chắn sẽ thua cuộc chiến tranh [...] Khi tôi lắng nghe những nhận xét này của ông ấy, tôi đã hoàn toàn đồng ý với ông ấy, và đến ngày hôm nay tôi thậm chí còn đồng ý hơn thế nữa."[159]. Theo nhà sử học Nga Boris Vadimovich Sokolov, người đã từng có 30 năm sống dưới thời Xô viết, Lend-Lease đã đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định trong chiến thắng của Hồng quân: "nếu không có những chuyến hàng của phương Tây theo chương trình viện trợ Lend-Lease, Liên bang Xô viết không những không thể chiến thắng cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, họ thậm chí còn không thể chống lại quân xâm lược Đức, họ không thể sản xuất đủ vũ khí và trang thiết bị quân sự hoặc cung cấp đủ nhiên liệu và đạn dược cho binh lính. Giới lãnh đạo Xô viết đã nhận thức rõ được sự phụ thuộc của họ vào Lend-Lease."[149]

Trong cuộc chiến tranh, chính phủ Liên Xô đã cố gắng hạ thấp vai trò của các khoản viện trợ nước ngoài, điều này khiến Đại sứ Mỹ tại Liên Xô lúc đó là William Standley tức giận: "Có vẻ như chính phủ Nga muốn che giấu đi sự thật rằng họ đang nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài. Rõ ràng là họ muốn người dân tin rằng Hồng quân đang chiến đấu một mình trong cuộc chiến này". Cơ quan kiểm duyệt của Nga sau đó đã cho phép phát biểu này của Standley được đăng lên các tờ báo trong cả nước.[160]

Một số sử gia khác thì dung hòa 2 quan điểm trên, theo đó "lend - lease" không phải là quan trọng sống còn với Liên Xô, nhưng cũng không phải là vô ích. Một số sử gia như M. Harison tin rằng nếu không có "lend - lease", Liên Xô vẫn sẽ chiến thắng, bởi thực tế hầu hết vũ khí của Liên Xô là do họ tự sản xuất (vũ khí "lend - lease" chỉ chiếm khoảng 4% số vũ khí mà Liên Xô sử dụng), tuy nhiên chiến thắng của Liên Xô sẽ đến chậm hơn vài tháng (là quãng thời gian để sản xuất thêm 4% số vũ khí đó). Ngược lại, nếu không có sự tham gia của Liên Xô (chống đỡ 70% lực lượng Đức và chư hầu) thì các nước Đồng Minh còn lại cũng sẽ rất khó có thể đánh bại được khối Phát xít ở châu Âu[161]. Chuyên gia quân sự Nga Andrey Chaplygin tin rằng Liên Xô vẫn sẽ chiến thắng trong cuộc thế chiến dù không có lend - lease, nhưng chương trình này cũng giúp Liên Xô giảm thiểu tổn thất trên con đường đi đến Chiến thắng. Còn đối với Mỹ thì lend-lease trước hết, như chính Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng nói: “Đó là một khoản đầu tư sinh lời”[162].

Một chuyên gia Nga đã nói: "Chúng ta đã hy sinh hàng triệu người (để góp phần cho chiến thắng của Đồng Minh), và họ (Mỹ) muốn chúng ta phải cúi rạp trước mặt họ chỉ vì họ gửi thịt đóng hộp cho chúng ta sao. Một kẻ thực dụng có bao giờ làm bất cứ điều gì mà không đem lại lợi ích cho ông ta? Đừng nói với tôi rằng Lend - lease là một khoản tiền từ thiện". Sau chiến tranh, Mỹ đã yêu cầu Liên Xô trả khoản nợ 1,3 tỷ USD còn lại từ chương trình Lend-Lease, nhưng chính phủ Liên Xô cho biết họ chỉ có thể trả 170 triệu USD. Chính phủ Hoa Kỳ không chấp nhận điều kiện này, dẫn đến các cuộc đàm phán vào năm 1972 và kết quả đã đi tới một thỏa thuận giữa 2 nước, theo đó Liên Xô có nghĩa vụ phải trả đủ 722 triệu USD cho Mỹ cho đến năm 2001. Năm 1990, Mỹ và Liên Xô trở lại đàm phán. Hai bên đã đi đến quyết định rằng đến năm 2030, Liên Xô sẽ trả đủ cho Mỹ khoản tiền là 674 triệu USD. Tuy vậy chỉ 1 năm sau, Liên Xô sụp đổ. Vào năm 1993, chính phủ Nga đã tuyên bố họ sẽ kế thừa các khoản nợ của Liên Xô và sẽ sớm thanh toán khoản nợ cho tất cả số hàng hóa mà Liên Xô đã nhận được theo dự luật Lend-Lease.[160].

Cùng với việc nhận hàng lend-lease từ các nước đồng minh, Liên Xô cũng viện trợ ngược cho các nước này. Trong các năm chiến tranh, các nước đồng minh cũng đã nhận từ Liên Xô 300.000 tấn quặng crom và mangan, gỗ, vàngbạch kim. Liên Xô đã cung cấp một số lượng không rõ các lô hàng khoáng sản quý hiếm cho Hoa Kỳ như một hình thức chi trả cho các chuyến hàng lend-lease do Mỹ cung cấp, điều này đã được thỏa thuận trước khi ký kết nghị định thư đầu tiên vào ngày 1 tháng 10 năm 1941. Một số trong những lô hàng này đã bị phát hiện bởi người Đức. Vào tháng 5 năm 1942, HMS Edinburgh bị chìm trong khi mang theo 4,5 tấn vàng của Liên Xô chở đến cho Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 1942, SS Port Nicholson bị chìm trên đường từ Halifax, Nova Scotia đến New York, trên tàu chở rất nhiều bạch kim, vàng và kim cương công nghiệp của Liên Xô, xác tàu được phát hiện năm 2008[163].

Phe Trục

Ở châu Âu, cường quốc phe Trục tham chiến chủ yếu là Đức. Đức Quốc xã nhận được sự hỗ trợ từ 9 nước đồng minh (phát xít Ý, Romania, Bulgaria, Hungary, Phần Lan, Slovakia, Croatia, Vichy Pháp, Tây Ban Nha) và một số vùng lãnh thổ chiếm đóng, 9 nước này đã cung cấp cho Đức khoảng 20% quân số, 1/3 số lao động và hơn một nửa lượng nguyên vật liệu để sản xuất vũ khí. Trên thực tế, Đức Quốc xã không tham chiến riêng lẻ mà đã huy động nguồn nhân lực, toàn bộ các kho vũ khí, dự trữ kim loại, các nguyên liệu chiến lược, huy động gần như toàn bộ nền công nghiệp quân sự của toàn Tây ÂuTrung Âu vào cuộc chiến, trong đó 75% binh lực được dùng để chống Liên Xô[164] Nếu không có sự trợ giúp của 9 nước này, Đức Quốc xã sẽ không thể có đủ nhân lực và tài nguyên để tiến hành chiến tranh tổng lực lâu dài với khối Đồng Minh (ví dụ, sau khi Romania bị Liên Xô đánh bại vào tháng 8/1944 thì Đức cũng bị mất một nửa nguồn cung dầu mỏ, điều này khiến sản lượng vũ khí của Đức sụt giảm nhanh chóng kể từ cuối năm 1944 và quân đội Đức cũng thua chung cuộc chỉ nửa năm sau đó).

Khi Đức chiếm được lãnh thổ mới (bằng cách đánh chiếm trực tiếp hoặc bằng cách thiết lập chính phủ bù nhìn ở các nước bị đánh bại), những lãnh thổ mới này buộc phải bán tài nguyên và nông sản cho Đức với giá cực thấp. Một lượng lớn hàng hóa chảy vào Đức từ những vùng bị chinh phục ở phía Tây. Ví dụ, 2/3 trong tất cả các chuyến tàu hỏa ở Pháp vào năm 1941 đã được sử dụng để vận chuyển hàng hóa sang Đức. Na Uy mất 20% thu nhập quốc dân vào năm 1940 và 40% vào năm 1943 để cung cấp cho Đức[165]

Do bị thiếu lương thực bởi nhiều nông dân nam đã nhập ngũ, Đức bù đắp sự thiếu hụt đó bằng cách lấy hàng triệu tấn ngũ cốc từ Nam Tư, HungaryRomania. Nguồn cung cấp dầu của Đức, vốn rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh, phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu 1,5 triệu tấn dầu hàng năm, chủ yếu từ Romania. Đức cũng chiếm giữ luôn nguồn cung cấp dầu của các nước bị chinh phục - ví dụ như Pháp[166] Về mặt sản xuất, Đức trưng dụng mọi nhà máy tại các lãnh thổ chiếm đóng, các nhà máy này đã cung cấp rất nhiều vũ khí cho Đức. Ví dụ như loại xe tăng Panzer 38(t) và các biến thể của nó đã được sản xuất tại các nhà máy ở Tiệp Khắc với số lượng lên tới trên 6.600 chiếc[167]

Ở châu Á, cường quốc phe Trục tham chiến chủ yếu là Nhật Bản. Tuy nhiên, tiềm năng kỹ nghệ của Nhật yếu hơn so với các nước Đức, Liên Xô, Anh, Mỹ do nước này thiếu các nguồn tài nguyên một cách trầm trọng. Nhật buộc phải nhập khẩu các nguyên liệu như sắt, dầu hoả và than đá vì thiếu các tài nguyên thiên nhiên ở trong nước để duy trì sản xuất công nghiệp vũ khí. Vì vậy, Nhật Bản thành lập một loạt chính phủ bù nhìn ở các vùng chiếm đóng để hỗ trợ quân Nhật khai thác tài nguyên phục vụ chiến tranh. Tiêu biểu như Mãn Châu quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, chính phủ Thái Lan dưới thời thống chế Plaek Pibulsonggram, chính phủ đệ nhị Cộng hòa tại Philipines, chính phủ Đế quốc Việt Nam...[168].

Hậu quả

Tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều bị Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng ít nhiều. Phần lớn đã tham chiến theo phía Đồng Minh hay phe Trục, và một số đã theo cả hai. Một số nước được thành lập vì chiến tranh, và một số không tồn tại được.

8 Cường Quốc tham chiến quan trọng nhất được liệt kê sau đây:

  • Đức: Cường quốc chính của phe Trục tại châu Âu và nước cầm đầu trong chủ nghĩa phát xít, chiến tranh bắt đầu khi Đức xâm lược Ba Lan, và chiến tranh chấm dứt tại chiến trường châu Âu sau khi Đức đầu hàng.
  • Pháp: Lực lượng chính của Đồng Minh tại lục địa châu Âu, Pháp đã tuyên chiến với Đức sau việc xâm lược Ba Lan. Pháp không hăng hái trong việc tham chiến và không chống cự nổi lực lượng Đức sau khi bị xâm lược vào năm 1940. Khi chính quyền Pháp đầu hàng nhục nhã, đất nước bị mất vào tay Phát Xít, một chính quyền bù nhìn thân Đức được thành lập ở miền nam với danh nghĩa cai quản phần còn lại của nước Pháp không bị Đức chiếm đóng, nhưng một số thuộc địa của Pháp vẫn trung thành với lực lượng Pháp Tự do vốn đứng về phía Đồng minh.Thống chế Wilheim Keitel thay mặt nước Đức Quốc xã ký giấy chấp nhận đầu hàng Đồng Minh Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ngày 9 tháng 5 năm 1945 tại Karlshorst, Berlin
  • Anh: Trong khi Anh không có khả năng sản xuất và nhân lực to lớn như Mỹ hay Liên Xô, họ vẫn là một cường quốc quan trọng, có nhiều đóng góp trong chiến thắng của lực lượng Đồng Minh trên cả hai chiến trường. Anh được coi là lực lượng có vai trò lớn nhất trong chiến thắng của phe Đồng minh tại chiến trường Bắc Phi. Sau thế chiến thứ hai nước Anh suy yếu, mất phần lớn thuộc địa và mất luôn vai trò là cường quốc hàng đầu thế giới. Anh phải dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ để tái thiết đất nước.
  • Ý: Một đồng minh của Đức vào ban đầu, Ý có rất nhiều tham vọng lãnh thổ. Họ chỉ tham chiến sau khi số phận của Pháp đã an bài. Nỗ lực chiếm Hy LạpAi Cập thất bại, thêm vào đó nhiều thất bại hải quân tại vùng Địa Trung Hải đã cho thấy Ý không đủ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Sức chiến đấu kém, tinh thần bạc nhược ngay cả khi chiến đấu trên lãnh thổ của mình cũng như sự lãnh đạo yếu kém đã khiến Ý thất bại. Sau khi bị quân Đồng Minh xâm chiếm, nước Ý phát xít bị sụp đổ, một chính quyền mới thành lập theo phía Đồng Minh và đánh lại đồng minh Đức của họ.
  • Liên Xô: Ban đầu họ muốn lập liên minh với Anh, Pháp nhưng không thành, nên sau đó chuyển sang ký hòa ước với Đức. Tuy nhiên, sau khi Đức thình lình tấn công vào năm 1941, Liên Xô theo phía Đồng Minh. Liên Xô bị nhiều tổn thất trước quân đội Đức, nhưng cuối cùng cũng thay đổi chiều hướng và chiếm đóng Berlin để chiến thắng tại châu Âu. Chính tại mặt trận Xô - Đức, quân đội phe Trục đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn nhất: theo số liệu gần đây thì tổng số quân Đức bị chết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai là gần 14 triệu người, trong đó riêng ở mặt trận Xô - Đức là 11,3 triệu người, chưa kể hơn 1 triệu quân Nhật và đồng minh châu Á của Nhật bị Liên Xô tiêu diệt hoặc bắt giữ trong Chiến dịch Mãn Châu. Liên Xô được coi là lực lượng có đóng góp lớn nhất trong chiến thắng của phe Đồng Minh tại Châu Âu. Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô nổi lên thành siêu cường có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất châu Âu và đủ sức cạnh tranh với Hoa Kỳ.
  • Nhật Bản: Một trong những cường quốc phe Trục, Nhật Bản có lý do tham chiến riêng. Do không đủ tài nguyên để phục vụ cho nền công nghiệp ngày càng phát triển, Nhật đã nỗ lực giành tài nguyên từ khu vực tây Thái Bình DươngĐông Á. Nhưng họ không đủ tiềm lực để đánh bại quân Đồng Minh, bị đẩy lùi và cuối cùng bị thả bom nguyên tử. Cuối cùng Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện.
Tướng Mỹ Douglas McArthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật trên chiến hạm USS Missouri
  • Trung Quốc: quốc gia Đông Á này từng là nền văn minh hàng đầu thế giới nhưng tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây nên bị các đế quốc phương Tây và Nhật Bản chèn ép. Sau 10 năm phát triển (Nam Kinh thập kỷ) cũng như có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, năm 1941, Trung Quốc gia nhập phe Đồng minh và trở thành một trong ngũ cường chủ chốt lãnh đạo phe Đồng minh cùng với Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp. Họ đã khống chế thành công hơn 1 triệu quân Nhật ở vùng Đông Bắc cũng như cầm chân quân Nhật ở các tỉnh phía Đông. Trung Quốc quá rộng lớn nên người Nhật không đủ quân cũng như khả năng hậu cần để tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Tuy vậy, nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ giữa hai phe Quốc - Cộng, giữa chính quyền trung ương và các quân phiệt địa phương nên Trung Quốc không thể tập trung toàn lực chống phát xít Nhật.
  • Hoa Kỳ: Ban đầu duy trì chính sách trung lập, Hoa Kỳ bán hàng hóa và vũ khí cho cả hai phe và không tỏ thái độ chống lại bên nào. Tuy nhiên vào cuối năm 1941, Hoa Kỳ bị cuốn vào chiến tranh khi Nhật tấn công bất ngờ và Đức tuyên chiến. Hoa Kỳ dùng khả năng kinh tế và công nghiệp an toàn để tiếp tế cho tất cả các nước Đồng Minh và đã tạo lực lượng và duy trì nỗ lực tại châu Âu và Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng là nước tham gia trên nhiều mặt trận nhất và viện trợ nhiều nhất cho các nước Đồng Minh. Hoa Kỳ là nước duy nhất tham chiến mà lãnh thổ và nền kinh tế hầu như không bị chiến tranh tàn phá, đã vậy họ còn thu được lợi từ các hợp đồng bán vũ khí, nguyên liệu, lương thực... Hoa Kỳ được coi là lực lượng có vai trò quan trọng nhất trong chiến thắng của phe Đồng minh tại Châu ÁThái Bình Dương. Sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ là nước duy nhất không bị tổn thất nặng mà còn thu được nhiều món lợi và nổi lên thành siêu cường có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới.

Những tiến bộ trong công nghệ và chiến tranh

Bài hay đoạn này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch.

Công nghệ đã đóng một vai trò quan trọng dẫn tới kết cục cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai. Phần lớn các công nghệ mới đã được phát triển trong những năm giữa cuộc chiến 1940-1945, một số đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu trong chiến tranh, và một số mới bắt đầu được phát triển khi chiến tranh kết thúc.

Công nghệ vũ khí quân sự đạt được bước tiến nhanh chóng trong chiến tranh thế giới thứ II, và chỉ trong hơn sáu năm, đã có nhiều thay đổi lớn trong chiến đấu trong tất cả mọi thứ từ máy bay cho đến vũ khí bộ binh. Thật vậy, cuộc chiến bắt đầu với hầu hết các quân đội sử dụng công nghệ với sự khác biệt rất ít so với chiến tranh thế giới thứ I, và trong một số trường hợp, vẫn không thay đổi kể từ thế kỷ 19. Ví dụ đối với kỵ binh, chiến hào, và kỷ nguyên tàu chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn tiếp tục xuất hiện vào năm 1940, tuy nhiên trong vòng sáu năm, quân đội trên khắp thế giới đã phát triển được máy bay phản lực, tên lửa đạn đạo, và thậm chí cả vũ khí nguyên tử như của Hoa Kỳ.

Một quả tên lửa đạn đạo V-2 trên Meillerwagen, một phương tiện chuyên chở tên lửa của Đức

Những tiến bộ đã được thực hiện trong gần như mọi khía cạnh của chiến tranh hải quân, đáng chú ý nhất là với các hàng không mẫu hạm và tàu ngầm. Mặc dù chiến tranh trên không có khá ít thành công vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, các diễn biến tại Trận Taranto, Trận Trân Châu CảngTrận chiến biển San Hô đã đưa tàu sân bay trở thành tàu chiến chủ lực thay thế các loại thiết giáp hạm. Ở Đại Tây Dương, tàu sân bay hộ tống đã chứng tỏ được vai trò quan trọng trong đoàn tàu thuộc quân Đồng minh, tăng bán kính bảo vệ hiệu quả và giúp thu hẹp khoảng cách của Đại Tây Dương. Các tàu sân bay cũng tiết kiệm hơn tàu chiến vì kinh phí sản xuất máy bay tương đối thấp và chúng hiệu quả hơn trong việc chống tàu ngầm, là một vũ khí hiệu quả trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, được tất cả các bên được dự đoán là quan trọng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Người Anh tập trung phát triển vũ khí và chiến thuật chống tàu ngầm, như sonar và các đoàn tàu vận tải, trong khi Đức tập trung cải thiện khả năng tấn công, với các ý tưởng như chiến thuật tàu ngầm và tàu ngầm mới Type VII.

Những chiếc A6M Zero thuộc đợt tấn công thứ hai chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Shokaku để tấn công Trân Châu Cảng

Chiến tranh trên bộ đã thay đổi từ chiến tranh chiến hào trong Thế chiến I, vốn dựa vào pháo binh đã qua cải tiến vượt xa tốc độ của cả bộ binh và kỵ binh, để tăng tính cơ động và kết hợp vũ khí linh động. Xe tăng, được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ bộ binh trong Thế chiến thứ nhất, đã phát triển thành vũ khí tấn công chính. Vào cuối những năm 1930, thiết kế xe tăng đã tiến bộ hơn đáng kể so với Thế chiến I, và những tiến bộ vẫn tiếp tục trong suốt cuộc chiến, với sự gia tăng về tốc độ, giáp và hỏa lực. Khi bắt đầu chiến tranh, hầu hết các chỉ huy đều nghĩ rằng xe tăng địch nên được đáp ứng bằng xe tăng có thông số kỹ thuật vượt trội. Ý tưởng này đã bị thách thức bởi hiệu suất kém của pháo xe tăng, ban đầu khá yếu khi chống lại các lớp giáp dày và học thuyết của Đức về việc tránh chiến đấu giữa xe tăng và xe tăng. Điều này, cùng với việc Đức sử dụng vũ khí có sự kết hợp, là một trong những yếu tố chính của chiến thuật blitzkrieg mà nó rất thành công trên khắp đất Ba Lan và Pháp. Xe tăng có bước tiến phát triển nhanh nhất là tại Mặt trận Xô-Đức, nơi mà tác chiến trên bộ là hình thức chính và các bên phải liên tục nâng cấp xe tăng. Các loại xe tăng mạnh nhất vào cuối chiến tranh, chẳng hạn như tăng hạng nặng IS-3 của Liên Xô hay xe tăng hạng nặng Tiger II của Đức, có thể dễ dàng đánh bại các loại xe tăng tốt nhất của Anh, Mỹ như M4 Sherman, xe tăng Crusader, xe tăng Mk III...

Nhiều phương tiện tiêu diệt xe tăng, bao gồm pháo tầm xa, pháo chống tăng (cả pháo kéo và pháo tự hành), mìn, vũ khí chống tăng bộ binh tầm ngắn và các xe tăng khác cũng được nâng cấp liên tục. Đến cuối chiến tranh, xuất hiện những loại pháo tự hành có hỏa lực rất mạnh như Jagdpanther, Jagdtiger của Đức, SU-100, SU-152, ISU-152 của Liên Xô.

Ngay cả khi cơ giới hóa quy mô lớn, bộ binh vẫn là xương sống của tất cả các lực lượng, và trong suốt cuộc chiến, hầu hết các bộ binh đều được trang bị tương tự như Thế chiến I. Súng máy cầm tay lan rộng, một ví dụ đáng chú ý là MG-34 của Đức, PPSh-41 của Liên Xô và nhiều loại súng tiểu liên khác phù hợp để chiến đấu trong môi trường đô thị và rừng rậm. Súng trường liên thanh, một sự phát triển cuối chiến tranh kết hợp nhiều tính năng của súng trường và súng tiểu liên, trở thành vũ khí bộ binh tiêu chuẩn sau chiến tranh cho hầu hết các lực lượng vũ trang.

Hai chiếc xe tăng Tiger I trong một khu rừng ở Nga

Không quân đã trở thành một phần rất quan trọng trong suốt cuộc chiến, cả trong các hoạt động chiến thuật và chiến lược. Sự vượt trội của máy bay Đức, được hỗ trợ bằng cách thay đổi liên tục thiết kế và đổi mới công nghệ, cho phép quân đội Đức tràn ngập Tây Âu với tốc độ tuyệt vời trong năm 1940, một phần cũng do thiếu sự hỗ trợ của máy bay Đồng minh, bởi việc tụt hậu trong thiết kế và phát triển kỹ thuật do quá trình sụt giảm trong nghiên cứu đầu tư sau cuộc Đại khủng hoảng. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới I, lực lượng không quân Pháp đã bị ảnh hưởng nặng và gần như đã bị lãng quên, khi các nhà lãnh đạo quân sự thích chi tiền cho bộ binh và công sự ngầm noi theo phong cách chiến tranh ở chiến tranh thế giới thứ nhất. Kết quả là năm 1940, Không quân Pháp chỉ có 1.562 máy bay và cùng với 1.070 máy bay của không quân Hoàng gia Anh phải đối mặt với 5.638 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của không quân Đức. Hầu hết các sân bay Pháp đã được đặt ở phía đông bắc nước Pháp, và đã nhanh chóng bị tàn phá trong giai đoạn đầu của chiến dịch. Không quân Hoàng gia của Vương quốc Anh sở hữu một số máy bay chiến đấu tiên tiến, chẳng hạn như SpitfireHurricane, nhưng không thích hợp cho việc tấn công các lực lượng mặt đất trên chiến trường, và số lượng nhỏ các máy bay được phái đến Pháp với lực lượng viễn chinh Anh đã bị phá hủy khá nhanh chóng. Sau đó, Không quân Đức đã có thể để đạt được ưu thế trên không trước Pháp vào năm 1940, cho quân đội Đức một lợi thế to lớn về trinh sát và tình báo.

5 chiếc máy bay tiêm kích Hurricane đang bay theo đội hình, trên căn cứ không quân Yeovilton, Anh, ngày 9 tháng 12 năm 1941

Hầu hết các quốc gia lớn đã cố gắng giải quyết các vấn đề về độ phức tạp và bảo mật liên quan đến việc sử dụng các cuốn sách mã lớn cho mật mã bằng cách thiết kế các máy mã hóa, nổi tiếng nhất là máy Enigma của Đức. Phát triển SIGINT (tín hiệu thông minh) và phân tích mật mã cho phép quá trình giải mật mã có thể được thực hiện. Các ví dụ đáng chú ý là giải mã đồng minh mã hải quân Nhật Bản và British Ultra, một phương pháp được ưu tiên để giải mã Enigma được hưởng lợi từ thông tin được cung cấp cho Vương quốc Anh bởi Cục Mật mã Ba Lan, nơi đã giải mã các phiên bản đầu tiên của Enigma trước chiến tranh.Các nghiên cứu và phát triển bom hạt nhân trong chiến tranh bao gồm dự án Manhattan, nỗ lực để nhanh chóng phát triển một quả bom nguyên tử, hoặc đầu đạn hạt nhân phân hạch. Nó có lẽ là sự phát triển quân sự trong chiến tranh có tính chất sâu xa nhất, và đã có một tác động lớn đến cộng đồng khoa học, trong số những thứ khác tạo ra một mạng lưới các phòng thí nghiệm quốc gia tại Hoa Kỳ.

Vụ thử bom hạt nhân Trinity, thuộc chương trình Manhattan của quân đội Hoa Kỳ

Phát triển đã được hoàn thành quá muộn để sử dụng tại chiến trường châu Âu của Chiến tranh thế giới thứ II. Phát minh của nó có nghĩa rằng chỉ cần một máy bay ném bom duy nhất có thể mang theo vũ khí đủ mạnh để tàn phá toàn bộ thành phố, làm cho chiến tranh thông thường chống lại một quốc gia với một quân đội vượt trội hàng đầu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai http://www.wwii.ca/ http://www.e-lir.ch/e-LIR___Lexicon.1129.450.0.htm... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F008927.php http://www.amazon.com/Struggle-Europe-Turbulent-Co... //www.amazon.com/dp/B00005W210 http://artukraine.com/old/famineart/SovietCrimes.p... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/648813 http://www.britannica.com/eb/article-5721 http://www.cassino2000.com/cdsc/studi/archivio/n07... http://www.cnn.com/WORLD/9609/23/rare.photos/index...